Những di sản bình dị của người vùng cao Bắc Hà

Dệt vải, rèn nông cụ, làm bánh dày… là những di sản bình dị, gắn liền với đời sống của người dân tộc vùng cao Bắc Hà vẫn còn được gìn giữ đến tận ngày nay.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Bắc Hà đang là viên ngọc thô của du lịch khu vực Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng. Nơi đây được nhiều du khách ưa thích bởi văn hoá cộng đồng, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc vẫn được gìn giữ qua hàng thế hệ.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Chị Đặng Thị Phương (gia đình dân tộc Tày tại Bắc Hà) là một trong số ít hộ dân tham gia dự án làm du lịch cộng đồng ở Bắc Hà. Bên cạnh việc kinh doanh du lịch, Homestay, gia đình chị vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt của một gia đình dân tộc vùng cao.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Một trong những di sản của các dân tộc ít người tại Bắc Hà là dệt vải, đây là di sản đã được gìn giữ nguyên vẹn qua hàng trăm năm nay.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Từ tơ thô phải trải qua nhiều công đoạn như xe tơ, kéo sợi, dệt, nhuộm màu… mới ra được một tấm vải hoàn thiện. Hiện nay, người Tày ở đây không tự mình làm tất cả mà sẽ có gia đình nhận làm ở những công đoạn nhất định. Tuy nhiên, nhà ai cũng phải có một khung cửi để người cao tuổi truyền dạy lại kỹ thuật dệt cho người sau gìn giữ.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
“Gia đình tôi tham gia làm du lịch cộng đồng, một năm chỉ đón khoảng hơn chục lượt khách. Bên cạnh những món ăn địa phương, gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống như thường nhật, mời du khách trải nghiệm văn hoá của người dân tộc vùng cao, trải nghiệm dệt vải” – chị Phương cho biết thêm.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Bánh dày của người Tày cũng là một di sản “bình dân” được giữ gìn nguyên vẹn qua nhiều đời.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Để làm được một mẻ bánh dày, người dân phải dậy từ 3-4g sáng để đồ xôi nếp. Loại nếp sử dụng là nếp nương ngày nay, không phải loại nếp nguyên thuỷ. “Nếp xưa của người Tày cho sản lượng thấp, lại không bùi, không nhuyễn như nếp nương ngày nay” – chị Vàng Thị Thông (xã Bản Liền, Bắc Hà) chia sẻ.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Làm bánh dày là việc gồm nhiều công đoạn, vì thế cả gia đình đều phải cùng nhau làm. Trước đây, người dân thường làm bánh dày vào dịp lễ tết, mang đi làm nương rẫy…
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Anh Lâm A Hà (xã Bản Liền, Bắc Hà) cho hay: “Gia đình tôi kết hợp làm du lịch cộng đồng sau khi được các cán bộ dự án CRED hướng dẫn và vận động. Đây là công việc giúp chúng tôi tận dụng thời gian rảnh rỗi giữa các mùa vụ. Giã bánh dày cũng là một hoạt động để du khách trải nghiệm khi tới thăm vùng đất này”.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Cơm nếp sau khi đồ chín được đổ ra một chiếc máng lớn bằng gỗ nguyên thân đục rỗng để giã nhuyễn.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Giã bánh giày cần nhiều sức nên đây là công đoạn mà chủ yếu dành cho cánh đàn ông.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Để tránh dính vào máng, một người phải liên tục đảo cơm nếp đã giã. Phần đầu chày cũng được bọc nilon và phết qua một lớp dầu để chống dính.
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Bánh dày của người tày không giã quá nhuyễn mà chỉ giã đến một độ nhuyễn nhất định, khi ăn, du khách vẫn nhìn thấy một chút ít phần dính, hạt cơm nếp thô…
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Bánh dày của người đồng bằng thường ăn không hoặc ăn kèm giò các loại. Bánh dày của người Tày thì có thể có nhân hoặc không nhân, nhân bánh có ba loại: đường, lạc ngọt, muối lạc mặn…
nhung di san binh di cua nguoi vung cao bac ha
Thưởng thức bánh dày còn nóng hôi hổi vừa làm xong và thấm đẫm văn hoá dân tộc là một trải nghiệm đáng nhớ đối với du khách khi tìm tới Bắc Hà.

Khánh Huy

Bạn cũng có thể thích